Biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu hại Ngô
HƯỚNG DẪN
biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu
1. Về đặc điểm hình thái; sinh học, sinh thái
a) Đặc điểm hình thái
Loài sâu keo mùa thu có tên tiếng anh là Fall Armyworm (viết tắt là FAW), tên khoa học làSpodoptera frugiperda J.E. Smith, thuộc Bộ cánh vảy (Lepidoptera), Họ ngài đêm (Noctuidea).
Trứng mới đẻ có màu xanh, sau đó chuyển sang màu trắng sữa, trước khi nở chuyển sang màu nâu nhạt.
Sâu non có 6 tuổi. Khi sâu non phát triển tuổi 3-6 có màu nâu xám - nâu sẫm với các sọc dọc thân. Tùy theo môi trường thức ăn sâu non có màu nâu nhạt - xanh đen.
Trên trán sâu non tuổi lớn nhìn rõ hình chữ Y ngược màu vàng, mặt lưng màu đen với lông cứng dài. Trên mặt lưng đốt bụng cuối có bốn đốm đen được sắp xếp thành hình vuông trong khi các đốt khác có 4 đốm đen xếp thành hình thang.
Nhộng sâu keo mùa thu dạng nhộng bọc. Đốt bụng cuối cùng có 2 gai.
Trưởng thành có phần cánh trước lốm đốm nâu nhạt, xám với một đốm hình bầu dục màu xám trắng - vàng rơm. Cánh trước của trưởng thành cái không có hoa văn rõ ràng.
b) Đặc điểm sinh học, sinh thái
Trưởng thành hoạt động về ban đêm, từ khi vũ hóa đến đẻ trứng có thể bay nhiều km để tìm nơi đẻ trứng, chúng có thể di chuyển xa hàng trăm ki-lô-mét nhờ gió. Trưởng thành sống trung bình 12-14 ngày.
Trưởng thành đẻ trứng vào ban đêm, đẻ thành ổ xếp thành hai lớp trứng là chủ yêu. Vị trí ổ trứng thường ở mặt trên của phiến lá hoặc cạnh cuống lá.
Sâu non là giai đoạn gây hại của sâu keo mùa thu. Khi sâu non mới nở nhanh chóng di chuyển đến những vị trí có lá non. Sâu non mới nở có thể nhả tơ để nhờ gió phát tán đến các cây khác gần đó để gây hại. Sâu non tuổi lớn có tập tính cắn chết sâu non tuổi nhỏ.
Nhộng vũ hóa phần lớn trong đất ở độ sâu 2-8 cm, một số ít trường hợp bắt gặp hóa nhộng giữa các lá, nách bẹ lá của cây ký chủ hoặc trong bắp ngô.
c) Đặc điểm gây hại
Chỉ pha sâu non gây hại trên cây trồng, sâu non tuổi 1 -2 ăn biểu bì ở mặt dưới của lá non gây ra các vết hình vuông hoặc hình chữ nhật màu trắng đặc trưng. Sâu non tuổi lớn hơn ăn khuyết lá, bẹ lá tạo thành các lỗ lớn như “cửa sổ”.
d) Cây ký chủ
Sâu keo mùa thu có thể ăn hơn 300 loài thực vật, bao gồm cả ngô, bông, đậu tương, lúa, mía, cây rau, cà, ... Tuy nhiên sâu ưu thích nhất cây ngô, nhất là ngô ngọt, ngô nếp và ngô rau.
e) Con đường xâm nhập, lây lan
Sâu keo mùa thu có thể xâm nhập qua các con đường chính:
2. Các biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu
Phòng chống sâu keo mùa thu bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp, gồm:
a) Biện pháp canh tác
b) Biện pháp thủ công
c) Biện pháp sinh học
d) Biện pháp bẫy, bả
e) Biện pháp hóa học
sự dụng thuốc hóa học: Emaben 2.0EC liều lượng 50ml/20 lít nước khi sâu gây hại
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VIETTIN
Mã số thuế/ Mã số kinh doanh: 2901896547
Người đại diện pháp luật: Trần Hoài Thanh
Địa chỉ: Xóm 4, xã Nghĩa Thuận, thị xã Thái Hòa, Nghệ An
Điện thoại: 0977.058.259 - Hotline: 094.936.2828
Email: viettinbenvung@gmail.com
Website: nongnghiepviettin.com